Dịch Vụ Chăm Sóc Bệnh Nhân Lao Xương

Điểm Tin Cậy của chúng tôi!
[Tổng Điểm: 5]

Dịch Vụ Chăm Sóc Bệnh Nhân Lao Xương – Top 3 Công Ty Uy Tín

Khi nhắc đến bệnh lao xương, nhiều người vẫn băn khoăn không biết bệnh này là gì và nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đâu. Để có phương pháp chăm sóc người bệnh lao xương hiệu quả nhất cần tìm hiểu kỹ về các vấn đề về bệnh. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh này nhé! 

Bệnh lao xương là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh lao xương (hay còn gọi là bệnh lao cơ xương, lao xương khớp) khá phổ biến, chỉ đứng sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết. Là một nhóm các nhiễm trùng nặng gây tổn thương lao khu trú ở xương, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp hông và khớp gối. Bệnh lao xương là bệnh thứ phát, do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch đi vào máu tới xương gây nhiễm trùng. Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như thân đốt sống, xương bàn tay, bàn chân.

Lao xương không khó chữa nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng xấu cho người bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh vận động có thể làm tê liệt tay chân, nặng thì bị hoại tử xương nghiêm trọng, cần cắt cụt. Ngoài ra, một số biến chứng bệnh ảnh hưởng đến màng não, chèn ép tủy sống gây tê liệt cơ tròn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao xương là gì?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lao xương là do vi khuẩn lao lan ra ngoài phổi, ảnh hưởng đến các cơ khớp xương.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua đường không khí. Người hít phải vi khuẩn lao có trong không, dần dần bị nhiễm khuẩn vào máu và lan từ phổi, các hạch bạch huyết đến xương và cột sống. Vi khuẩn lao có trong máu được cung cấp đến các bộ phận cơ thể gây nhiễm trùng toàn thân.

Triệu chứng của bệnh lao xương

Hầu hết các trường hợp bị bệnh lao xương đều rất khó phát hiện bởi bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Người bệnh bị lao xương thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Một số triệu chứng lâm sàng khi bị bệnh lao xương như:

  • – Triệu chứng toàn thân: Cảm thấy mệt mỏi, sốt về chiều, vã mồ hôi khi ngủ, sụt cân nhanh chóng, da xanh xao, ăn uống kém, ngủ không ngon
  • – Triệu chứng tại chỗ như: đau xương tại chỗ, áp xe lạnh hoặc sưng cứng tại các vị trí bị lao xương nhưng không gây viêm nhiễm. Triệu chứng đau xương tại chỗ là triệu chứng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào tổn thương lao ở xương nào mà bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau tại vị trí đó. Cơn đau liên tục tăng lên từng ngày và đau nhiều về đêm, lao cột sống sẽ có triệu chứng đau lưng nghiêm trọng, không cúi hoặc mang vác vật nặng được.

Tại các vị trí bị lao xương thường xuất hiện các hiện tượng sưng cứng, dần dần khối u càng to nhưng không gây viêm nhiễm, vị trí tổn thương do lao xương giống như các bệnh viêm xương thông thường, nhói đau thành từng cơn hoặc chỉ đau khi va chạm mạnh.

Nhiều người bệnh gặp triệu chứng lâm sàng khi bị lao xương là áp xe lạnh. Đây là dấu hiệu tổn thương do vi khuẩn lao gây ra. Bên trong ổ áp xe làm hủy hoại các tế bào trong cơ thể đã bị hoại tử. Đôi khi có cả mảnh xương chết. Ổ áp xe vỡ ra để lại lỗ to vô cùng nguy hiểm, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ lại có thể gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh lao xương

Hiện nay với phương pháp y học hiện đại, bệnh lao xương có thể dễ dàng được chữa khỏi bởi nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên bệnh nhân cần phải được chuẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh, những phương pháp điều trị bệnh lao xương hiện nay như:

  • – Hoá trị: Đây là phương pháp điều trị cơ bản hay nói cách khác là điều trị nguyên nhân gây bệnh lao xương. Hóa trị phối hợp giữa các loại thuốc với nhau trong thời gian điều trị khoảng 6 đến 18 tháng. Trong khoảng thời gian đầu khi áp dụng phương pháp hóa trị người bệnh cần phải được theo dõi tại bệnh viện để ý thực hiện đúng phát đồ và tránh lây lan ra cộng đồng. Sau đó có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Hầu hết tất cả các bệnh nhân bị lao xương đều đáp ứng hóa trị. Tuy nhiên có một số ít trường hợp kháng thuốc đòi hỏi phải có phác đồ điều trị khác biệt.
  • – Nghỉ ngơi tương đối: người bệnh bị lao xương cần phải được nghỉ ngơi khi bắt đầu thực hiện các phương pháp điều trị.Cho người bệnh nằm nghỉ nên sử dụng các loại giường cứng và cho nằm im ở một tư thế tránh vận động mạnh có thể làm vi khuẩn lao di chuyển nhanh chóng.
  • – Tập vận động từ từ: Sau thời gian nghỉ ngơi tương đối bệnh nhân cần tập vận động nhẹ nhàng để tránh cứng khớp hoặc xuất hiện các hiện tượng liệt tay, liệt chân hoặc bị viêm loét tỳ đè. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, vận động nhẹ nhàng ngay trên giường bệnh cần được thực hiện nghiêm túc.
  • – Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị trực tiếp khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng. Trong nhiều trường hợp khi bệnh nhân xuất hiện các ổ áp xe lớn, biến dạng xương khớp, viêm nhiễm nặng giới hạn hoạt động có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và công việc thì phẫu thuật là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để giúp bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống thường ngày và trị dứt điểm vi khuẩn lao.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lao xương mong rằng sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân.

Dịch Vụ Chăm Sóc Bệnh Nhân Lao Xương
Hotline: 0979.253.049 – 0904.178.049 – 0912.481.049 (Ngày&Đêm 24h/7)

Ghé thăm: Trông người già

Nuoibenh.com

nuoibenh.com

error: Nội dung được bảo vệ !!